Tủ trung thế

Mã sản phẩm:

Thông số kỹ thuật

Tủ trung thế được sử dụng để đóng ngắt và bảo vệ các đường dây cung cấp điện trung thế. Tủ trung thế thường hay được lắp đặt trong nhà máy phát điện, các trạm truyền tải và phân phối điện, hay các trạm phân phối điện trong khu công nghiệp, khu dân cư, hoặc trong các trạm điện trung thế của các trạm khách hàng sử dụng điện trung thế như: tòa nhà, nhà máy, cảng biển, sân bay…

TỦ ĐIỆN TRUNG THẾ LÀ GÌ? – ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO CỦA TỦ ĐIỆN TRUNG THẾ

Tủ điện trung thế là gì? Phân loại, đặc điểm và ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

1.Tủ điện trung thế là gì?

Tủ điện trung thế là tủ điện được sử dụng để đóng ngắt và bảo vệ các đường dây cung cấp điện trung thế. Tủ điện trung thế được sử dụng khá rộng rãi trong các trạm phân phối điện ( như tòa nhà, nhà máy, cảng, sân bay….), lắp đặt trong nhà máy phát điện, các trạm truyền tải và phân phối điện,….

                                                                                    Hình ảnh minh họa: Tủ điện trung thế

2. Cấu tạo:

– vỏ tủ được làm bằng tôn dầy khoảng 2mm, mạ cách điện, vững chắc,

– Sử dụng nguyên liệu tiêu chuẩn cao, áp dụng mọi tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng.

– Đối với tủ điện trung thế trong trạm điện gồm các bộ phận như ( buồng thanh lái, buồng máy cắt, buồng đấu cáp, buồng hạ thế,..)

– Phân loại tủ điện trung thế:

+ Tủ trung thế: VCB, LBS, DS.

+ Tủ RMU.

+ Tủ ATS trung thế.

+ Tủ tụ bù trung thế.

+ Tủ nhị thứ.

     

                                                        Ảnh minh họa: Một số hình ảnh tủ điện trung thế.

3. Đặc điểm của tủ trung thế

– Được sử dụng cho các động cơ trung thế, máy biến áp và tụ bù.

– Được chia thành các ngăn riêng biệt, đảm bảo tính hoạt động liên tục của ngăn đó.

– Thao tác vận hành máy chỉ thực hiện khi cửa tủ đã được đóng, để đảm bảo việc vận hành đúng quy trình và an toàn cho người sử dụng.

–  Có thể kết hợp với cầu chì để tăng mức độ bảo vệ.

– Thiết bị được module hóa và tiêu chuẩn hóa, thuận tiện cho việc lắp đặt và bảo trì.

– Có khả năng giám sát và điều khiển từ xa.

4. Quy trình lắp đặt tủ trung thế 

- Hiểu rõ sơ đồ nguyên lý của hệ thống tủ RMU trung thế cần lắp đặt

- Đọc hiểu bảng vẽ đấu nối nhị thứ các thiết bị bảo vệ và đo đếm cần thiết.

- Đọc hiểu Tài liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành (Installation and Operation Manual) của nhà sản xuất

- Chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện cần thiết cho tủ điện như: đầu nối cáp, cáp điện, nguồn dự phòng, các thiết bị nâng đỡ, các dụng cụ cơ khí cầm tay phù hợp

- Tiến hành lắp đặt: tuân thủ các bước trong Tài liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành. Sử dụng các dụng cụ cơ khí cầm tay phù hợp.

- Trước khi tiến hành lắp đặt cần lập bảng sơ đồ khối của phần điện cần lắp đặt

- Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu phụ nhưng cần thiết cho tủ điện như: các đầu mối điện, timer, các vòng số, thanh sắt dùng cài các kđt...

- Tiến hành lắp đặt: Chuẩn bị một miếng ván ép hoặc phíp hoặc bảng sắt tùy điều kiện, lắp các cơ phận lên bảng.

- Rà soát hệ thống: kiểm tra độ an toàn điện của bảng với các bộ phận đã lắp trên bảng. Phải tuyệt đối đúng với quy trình như trong thiết kế chuẩn ban đầu.

- Kiểm tra hệ thống với việc điện lưới nối tiếp với một bóng đèn khoảng 300W

Sau đó thử lại với một tải khác. Tiến hành lắp hết các bộ phận khác vào trong tủ.

- Thực hiện kéo dây điện từ các động cơ vào tủ điện trung thế, kéo điện lưới về, làm khung cho chân của tủ.

- Lựa chọn dây nối đất sao cho hợp lý, đúng tiêu chuẩn, an toàn như: dây nối đất của tủ phải cùng loại, là loại dây mềm, dẹt, đan lưới...

- Để có thể lắp đặt được một hệ thống tủ điện trung thế yêu cầu trước tiên là bản sơ đồ khối phải tuyệt đối chuẩn xác.

 

 

Thông số kỹ thuật